Hướng dẫn định khoản Tàikhoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính theo thông tư 200. Tài khoản 515 là gì? Chúng tôi hướng dẫn các bạn cách sử dụng tài khoản 515, nguyên tắc kế toán, kết cấu nội dung tài khoản 515, bài tập tài khoản 515.
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và
doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm:
- Tiền lãi:
Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;...
- Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu
tư;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua,
bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi
thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào
công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
b)
Đối với việc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh,
công ty liên kết, hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh, doanh thu được ghi
nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, trong đó giá vốn là giá trị
ghi sổ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá bán được tính
theo giá trị hợp lý của khoản nhận được.
Trường
hợp mua, bán chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu (nhà đầu tư hoán đổi
cổ phiếu A để lấy cổ phiếu B), kế toán xác định giá trị cổ phiếu nhận về theo
giá trị hợp lý tại ngày trao đổi như sau:
-
Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là
giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp
tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của
cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
-
Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn
UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa công bố trên sàn UPCOM tại
ngày trao đổi. Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp
lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
Đối
với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu
là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi hoặc
giá trị sổ sách tại thời điểm cuối quý trước liền kề với ngày trao đổi. Việc
xác định giá trị sổ sách của cổ phiếu được thực hiện theo công thức:
Giá trị sổ sách = Tổng vốn
chủ sở hữu : Số lượng cổ phiểu hiện có tại thời điểm trao đổi
c) Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được
ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
d) Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm
khoản lãi tiền gửi phát sinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng
cho mục đích xây dựng tài sản dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi
phí đi vay.
đ) Đối với tiền lãi phải thu từ các
khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được
và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập
dự phòng.
e) Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có
phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi
nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản
lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm
giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
g) Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu
tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nếu các
khoản đầu tư tài chính được đánh giá tăng tương ứng với phần sở hữu của doanh
nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của bên được đầu tư,
doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn
Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính.
h) Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh
BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động
tài chính, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty.
Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì việc
kế toán khoản cổ tức nhận được bằng cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp
luật dành riêng cho loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có).
2. Kết cấu và nội dung phản
ánh của tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp
(nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài
khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh
trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền
phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư:
- Khi nhận được thông báo về quyền nhận cổ tức, lợi nhuận
từ hoạt động đầu tư, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp nếu cổ tức, lợi nhuận được
chia bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu
tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của
các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt
động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản
đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó,
ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (phần cổ tức, lợi nhuận dồn
tích trước khi doanh
nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần cổ tức, lợi
nhuận của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).
Đối với khoản cổ tức, lợi nhuận
được chia đã sử dụng để đánh giá lại giá trị khoản đầu tư khi xác định giá trị
doanh nghiệp để cổ phần hoá:
Khi xác định giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hoá, nếu các khoản đầu tư tài chính được đánh giá tăng tương ứng
với phần sở hữu của doanh nghiệp cổ phần hoá trong lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối của bên được đầu tư, doanh nghiệp cổ phần hoá phải ghi tăng vốn Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Sau đó, khi nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng
để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh
thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được)
Có các TK 121, 221, 222, 228 (phần tiền lãi đầu tư dồn
tích trước khi
doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).
b) Định kỳ, khi có
bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (bao gồm cả lãi trái phiếu), lãi
tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Nợ các TK 121, 128 (nếu lãi
cho vay định kỳ được nhập gốc)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao
gồm:
- Khoản phải thu gốc không bị
coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng hoặc nợ không có khả
năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ;
- Có xác nhận nợ và cam kết trả
nợ của bên nhận nợ;
- Các bằng chứng khác (nếu
có).
c) Khi nhượng bán hoặc
thu hồi các khoản đầu tư tài chính, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
(nếu bán bị lỗ)
Có các TK
121, 221, 222, 228
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động
tài chính (nếu bán có lãi).
d) Trường hợp hoán đổi cổ phiếu, kế toán căn cứ giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận
về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi, ghi Nợ các TK 121, 228 (chi tiết cổ phiếu nhận về theo giá trị
hợp lý)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
(chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu
nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ
của cổ phiếu mang đi trao đổi)
Có các TK 121, 228 (cổ phiếu mang đi trao đổi
theo giá trị ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động
tài chính (chênh lệch giữa giá trị
hợp lý của cổ phiếu nhận về lớn
hơn giá trị
ghi sổ của cổ phiếu mang đi
trao đổi).
đ) Kế toán bán ngoại
tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ
giá thực tế bán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế bán nhỏ
hơn tỷ giá trên sổ kế toán).
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá trên sổ kế
toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (số chênh lệch
tỷ giá
thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán).
e) Khi
mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ, nếu
tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán
các TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK
liên quan (Theo tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán
TK 111,112)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối
đoái).
g) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu
tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các
TK Nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331, 341... (tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối
đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá trên sổ TK 111,
112).
h) Khi thu được tiền nợ phải
thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền cao hơn
tỷ giá ghi sổ kế toán của các TK phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối
đoái)
Có các TK 131, 136, 138... (tỷ giá trên sổ kế toán).
i) Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm,
trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo
giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán
trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387
"Doanh thu chưa thực hiện", ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá
bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa
giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có
thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán
hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
k) Hàng kỳ, xác định và kết chuyển doanh
thu tiền lãi đối với các khoản cho vay hoặc mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài
chính.
l) Trường
hợp mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại (repo):
- Khi
bên mua thanh toán cho bên bán số coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các)
thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng, bên bán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi
phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại với giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp
đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ vào doanh thu định kỳ phù hợp với thời
gian của hợp đồng, bên mua ghi:
Nợ TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu
chính phủ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài
chính.
m) Số
tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn
được người bán chấp thuận, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
n) Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi
(giá vàng thị trường trong nước lớn hơn giá trị ghi sổ), kế toán ghi nhận chi
phí tài chính, ghi:
Nợ các TK 1113, 1123
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
o) Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số
dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, kế toán kết chuyển toàn bộ khoản lãi
chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
p) Cuối
kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh
doanh, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
No comments:
Post a Comment