Trang

Những trường hợp cho phép lập Giấy ủy quyền

 Mẫu, nội dung của Giấy ủy quyền

Ngoại trừ Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN được Bộ Tài chính công bố theo mẫu số 04-2/TNCN đính kèm Thông tư số 156/2013/TT-BTC, còn lại, hiện chưa có quy định chung về mẫu hay nội dung của GUQ, chỉ một vài trường hợp có yêu cầu cụ thể như sau:

- Đối với GUQ ký thay Hồ sơ thuế, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 156/2013/TT-BTC bắt buộc phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi ủy quyền và phải gửi đến cơ quan Thuế cùng với văn bản, hồ sơ thuế giao dịch lần đầu

- Đối với GUQ giao kết Hợp đồng lao động (đại diện cho phía doanh nghiệp) thì bắt buộc phải có các thông tin về người ủy quyền, người nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền, cam kết và chữ ký của các bên (Công văn số 1911/LĐTBXH-LĐTL ngày 25/5/2015)

Giấy ủy quyền cũng không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực
Giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền

Dù thuộc trường hợp ủy quyền tự nguyện hay bắt buộc, Giấy ủy quyền đều đóng vai trò là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc để chứng minh giao dịch của người được ủy quyền là hợp pháp và có giá trị.

Chẳng hạn, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH và Công ty cổ phần bắt buộc phải có GUQ của thành viên/cổ đông là tổ chức (Khoản 4 Điều 22, Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

Nếu cá nhân tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo ủy quyền thì GUQ là giấy tờ bắt buộc phải xuất trình trước khi vào phòng họp (Khoản 1 Điều 140 Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

Hoặc, trường hợp người ký Hóa đơn không phải là thủ trưởng đơn vị, người ký Hồ sơ thuế không phải người đại diện pháp luật thì bắt buộc phải có GUQ mới được coi là hợp lệ (Điểm d Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

Đối với Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN, giấy này chỉ có giá trị cho chính năm quyết toán thuế đó, không tự động gia hạn cho năm sau (Công văn số 775/TCT-TNCN ngày 5/3/2015 của Tổng cục Thuế)

Những trường hợp cho phép lập Giấy ủy quyền

Có thể kể đến những trường hợp phổ biến sau đây (trong ngoặc là căn cứ pháp lý):

- Các sáng lập viên (doanh nghiệp) ủy quyền cho cá nhân/doanh nghiệp khác chi hộ các khoản chi phí trước thành lập doanh nghiệp (Khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)

- Người thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác nộp thay hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan Đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Cổ đông Công ty cổ phần ủy quyền cho người khác thay mình dự họp Đại hội đồng cổ đông (Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Chủ Công ty ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thay quyền, nghĩa vụ trong thời gian bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị tước quyền hành nghề (Khoản 2 Điều 77 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Thương nhân nước ngoài ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam ký thay các hợp đồng thương mại (Khoản 3 Điều 18 Luật Thương mại số 36/2005/QH11)

- Người có thẩm quyền giao kết Hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp ủy quyền cho cấp dưới giao kết thay (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP)

- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho cấp dưới ký thay các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan Thuế (Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

- Người lao động ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay thuế TNCN trong trường hợp chỉ có duy nhất nguồn thu nhập tại một nơi (Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

- Thủ trưởng đơn vị ủy quyền cho cấp dưới/người bán hàng ký thay Hóa đơn (Điểm d Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC)

- Công ty ủy quyền cho Chi nhánh, Chủ hàng ủy quyền cho Đại lý hải quan thực hiện thay thủ tục xuất nhập khẩu (Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Công văn số 7527/TCHQ-GSQL ngày 29/12/2006)



Những trường hợp bắt buộc lập Giấy ủy quyền

- Nếu Doanh nghiệp chỉ có 01 người làm Đại diện pháp luật thì khi người này xuất cảnh khỏi Việt Nam phải lập GUQ cho cá nhân khác thực hiện thay quyền và nghĩa vụ đại diện (Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông Công ty là tổ chức thì bắt buộc phải lập GUQ cho cá nhân (có thể 01 hoặc nhiều người) để nhân danh mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 15 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Khi Chủ tịch Công ty Nhà nước vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải lập GUQ cho người khác thực hiện thay quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch (Khoản 7 Điều 98 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13)

- Khi người lao động ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập quyết toán thay thuế TNCN phải lập Giấy ủy quyền theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.




No comments:

Post a Comment

 

Pageviews last month

Đối tác

Bài viết mới