Trang

Những sai sót thường gặp khi làm kế toán công nợ

Những sai sót thường gặp khi làm kế toán công nợ
Sai sót Hạch toán chưa đúng quy định khi làm kế toán công nợ

 - Một số khoản khách hàng chuyển trả tiền về dịch vụ đã cung cấp nhưng kế toán đơn vị không rõ thu về nội dung gì nên vẫn thể hiện là khoản người mua trả tiền trước. Thực chất là một khoản doanh thu.
 - Chưa hạch toán điều chỉnh số dư công nợ theo kết quả xử lý của Tòa án

- Chưa hạch toán lãi phải thu nợ quá hạn mặc dù trên Biên bản đối chiếu công nợ đã tính và khách hàng ký chấp nhận thanh toán

- Hạch toán nhầm mã công nợ chi tiết

- Thực hiện Bù trừ công nợ phải thu phải trả không cùng một đối tượng

- Chưa thực hiện bù trừ công nợ của một khách hàng, cùng một nội dung công việc

- Hạch toán trên khoản mục tạm ứng một số khoản tiền ứng trước cho nhà cung cấp

- Một số khoản tạm ứng không phục vụ mục đích kinh doanh

- Một số đối tượng tạm ứng, chưa tiến hành hoàn ứng đã tạm ứng lần tiếp theo

- Đối tượng theo dõi công nợ tạm ứng chi tiết trên sổ kế toán chưa đúng đối tượng trên chứng từ kế toán như Đối tượng: Công trình A, thực  thực chất là số dư tạm ứng của ông A… cán bộ theo dõi công trình A
- Hạch toán vào công nợ phải thu các khoản chi phí treo

- Hạch toán vào công nợ phải thu các khoản chi phí hay giá trị vật tư mà chưa tập hợp đầy đủ chứng từ, hợp đồng chưa phê duyệt nên đơn vị chưa ghi nhận chi phí và ghi nhận tăng vật tư, hàng hoá, tài sản.

- Cho cán bộ nhân viên vay không lấy lãi đang phản ánh trên Tài khoản Phải thu khác, trong khi công ty lại đang đi vay để có vốn triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

  Những sai sót thường gặp khi làm kế toán công nợ
- Quy trình hạch toán tạm ứng chưa đúng quy trình, làm đội số phát sinh tiền mặt.

Sai sót Việc đối chiếu công nợ chưa thực hiện đầy đủkhi làm kế toán công nợ

- Các khoản nợ phải thu chưa có đủ Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm theo quy định

- Gửi thư xác nhận nhưng tỷ lệ phản hồi về thấp

- Công nợ phải thu chênh lệch giữa sổ kế toán và Biên bản đối chiếu công nợ, chưa xác định được nguyên nhân

Riêng các doanh nghiệp xây dựng, đa số không đối chiếu nợ hoặc đối chiếu nợ có chênh lệch và có nhiều khoản công nợ không có đối t­ượng rõ ràng;


( Hình ảnh :  Những sai sót thường gặp khi làm kế toán công nợ )

Sai sót Công tác đôn đốc thu hồi công nợ còn lỏng lẻo chưa chặt chẽ

- Công tác quản lý công nợ lỏng lẻo (chưa tuân thủ về thanh toán trong hợp đồng kinh tế) đã ký kết dẫn tới việc Công ty không đủ cơ sở để ràng buộc trách nhiệm vật chất với khách hàng đối với khoản nợ (mặc dù khách hàng đã có cam kết nhận nợ và trả nợ) dẫn đếnphát sinh nợ khó đòi

- Việc thanh quyết toán, đối chiếu công nợ với khách hàng không được thực hiện thường xuyên vì vậy gây khó khăn cho công tác thu nợ

- Việc đôn đốc công tác thu hồi nợ chưa được tiến hành triệt để

- Nhiều khoản công nợ tại doanh nghiệp không xác định được đối tượng nợ để có biện pháp xử lý.

- Tồn tại nhiều khoản công nợ khó đòi chưa xử lý (khi làm trợ lý kiểm toán phảI thu thập hồ sơ diễn biến khoản nợ)

Sai sót Việc trích lập dự phòng và xử lý nợ chưa được thực hiện đúng và đầy đủ

- Lập dự phòng theo theo quy định tại Nghị định 109 mà chưa có đủ hồ sơ theo quy định tại TT 107

- Nhiều khoản công nợ có số dư trên 3 năm đã đã được trích lập dự phòng nhưng chưa được xử lý

- Một số khoản công nợ phải thu có số dư từ những năm trước chuyển sang, đơn vị vẫn chưa có biện pháp đôn đốc thu hồi công nợ.

- Công nợ phải thu còn tồn đọng kéo dài, chưa rà soát các nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa được trích lập hoặc trích lập chưa đúg theo quy định.

 - Riêng đối với công nợ phải thu nội bộ: Chưa bù trừ hết các công nợ nội bộ do để không đúng tính chất tài khoản (Ví dụ trong trường hợp đơn vị cấp dưới có tổ chức công tác kế toán riêng mới hạch toán qua TK 136, 336).
Bài viết:  Những sai sót thường gặp khi làm kế toán công nợ
** Có thể bạn quan tâm :
HƯỚNG DẪN THU HỒ SƠ QTT TNCN CỦA CÁ NHÂN QUA TCTTN
Cùng với "Tháng cao điểm hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế năm 2016 và quyết toán thuế năm 2015” để đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế một cách tốt nhất, hỗ trợ NNT trong việc nộp hồ sơ QTT TNCN được thuận lợi. Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn việc thu hồ sơ QTT TNCN qua doanh nghiệp, tổ chức trả thu nhập (sau đây gọi tắt là TCTTN) như sau:
- TCTTN cung cấp thông tin hỗ trợ cá nhân người lao động của đơn vị đối với trường hợp cá nhân tự QTT trực tiếp với CQT (theo tài liệu hướng dẫn QTT đối với cá nhân tự quyết toán)
          - TCTTN thông báo tới các cá nhân tại đơn vị ngày đơn vị thu hồ sơ QTT TNCN.
          - TCTTN thực hiện thu gom hồ sơ QTT TNCN (bản giấy) của các cá nhân phải tự quyết toán thuế nộp tại Cục thuế TP Hà Nội theo danh sách.
          - Đối với file dữ liệu mềm TCTTN thực hiện copy vào USB theo đúng định dạng hướng dẫn của cơ quan thuế và lưu file theo thứ tự danh sách cung cấp hồ sơ giấy.
          - Sau khi tập hợp hồ sơ QTT của các cá nhân tại đơn vị, TCTTN thực hiện đóng thùng hồ sơ có danh sách kèm theo (25 bộ hồ sơ một danh sách), Usb có chứa File dữ liệu mềm mang lên nộp tại cơ quan thuế (hoặc liên hệ với cán bộ quản lý để được hỗ trợ thu tại TCTTTN).

No comments:

Post a Comment

 

Pageviews last month

Đối tác

Bài viết mới