Phương pháp xác định tiền lãi chậm nộp, trốn đóng, BHXH BHTN chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2016 mới nhất hiện nay.
Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC ngày 3/2/2016 của BTC:
Hướng dẫn phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cụ thể như sau:
(Hình ảnh bài viết: Cách tính tiền lãi chậm nộp bhxh, trốn đóng BHXH, BHTN )
a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
EX: Ngày 20/01/2016, cơ quan BHXH phát hiện doanh nghiệp M trốn đóng BHXH cho người lao động 12 tháng (tính đến hết tháng 12/2015), số tiền 100 triệu đồng; giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 do BHXH Việt Nam thông báo là 0,7%/tháng:
- Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, doanh nghiệp M ngoài việc phải nộp số tiền đóng 100 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi do trốn đóng là 16,8 triệu đồng (100 triệu đồng x 12 tháng x 2 x 0,7%/tháng).
- Trong tháng 01/2016, nếu doanh nghiệp M không nộp hoặc nộp không đủ đối với số tiền trốn đóng, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng 02/2016 để tính lãi theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hằng tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người sử dụng lao động theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, trong đó ghi rõ số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có).
4. Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu trong tháng gồm số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Ex : Đến hết tháng 12/2015, số tiền chậm đóng BHXH của doanh nghiệp A là 700 triệu đồng (trong đó: Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng 11 chuyển sang là 600 triệu đồng, số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng 12 là 100 triệu đồng) và số tiền lãi chậm đóng BHXH là 50 triệu đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 là 0,7%/tháng. Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, việc xác định tiền lãi chậm đóng BHXH đối với doanh nghiệp A trong tháng 01/2016 (tháng n) như sau:
- Trong tháng 01/2016: Doanh nghiệp A ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng lũykế đến cuối tháng 11 năm 2015 (tháng n-2) là 600 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm 2015 tính trên số tiền chậm đóng 600 triệu đồng. Số tiền lãi phải nộp phát sinh trong tháng 01/2016 là 8,4 triệu đồng (600 triệu đồng x 2 x 0,7%).
- Đối với số tiền chậm đóng 100 triệu đồng phát sinh trong tháng 12/2015: Trường hợp doanh nghiệp A nộp đủ trong tháng 01/2016 thì không tính lãi; trường hợp doanh nghiệp A không nộp hoặc nộp không đủ, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng sau (tháng 02/2016) để tính lãi.
- Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH phải thu của doanh nghiệp A lũy kế đến cuối tháng 01 năm 2016 là 58,4 triệu đồng, gồm: 50 triệu đồng của tháng 12/2015 mang sang và 8,4 triệu đồng phát sinh trong tháng 01/2016.
Bạn đang xem bài viết " Cách tính tiền lãi chậm nộp bhxh, trốn đóng BHXH, BHTN " - Bạn có thể để lại bình luận ^_^ nếu có thắc mắc
*** Có thể bạn quan tâm :
Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, địa chỉ
giao dịch thư điện tử, nếu có;
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động;
8. Họ và tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công
dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh;
9. Họ và tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công
dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần.
No comments:
Post a Comment