Điều 33. Tài khoản
171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ thông tư 200
1. Nguyên
tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để
phản ánh các giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ phát sinh trong kỳ. Tài
khoản này chỉ ghi nhận giá trị của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ,
không ghi nhận khoản coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các) thời điểm nằm
trong thời hạn hợp đồng.
b) Doanh nghiệp phải chấp hành đúng các qui định về hình thức giao dịch,
thời hạn giao dịch và thu nhập từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch mua bán
lại được qui định tại các cơ chế tài chính hiện hành về giao dịch mua bán lại
trái phiếu Chính phủ.
c) Bên mua trái phiếu theo hợp đồng mua bán lại không được ghi nhận là
khoản doanh thu khi nhận khoản coupon trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn của giao
dịch mua bán lại mà ghi nhận là khoản phải trả, phải nộp khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của
tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
Bên Nợ:
- Giá trị trái phiếu
Chính phủ mua lại của bên bán khi hết hạn hợp đồng;
- Giá trị trái phiếu
khi mua của bên mua khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;
- Phân bổ số chênh
lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại
trái phiếu Chính phủ đối với bên mua.
Bên Có:
- Giá trị trái phiếu
Chính phủ khi bán theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ của bên mua
khi hết hạn hợp đồng;
- Giá trị trái phiếu
khi bán của bên bán khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;
- Phân bổ số chênh
lệch giữa giá bán lại và giá mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán
lại trái phiếu Chính phủ đối với bên bán.
Số dư bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính phủ của
bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.
Số dư bên Có: Giá trị trái phiếu Chính phủ của
bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.
3. Phương
pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Kế toán đối với bên bán trái phiếu Chính
phủ theo hợp đồng mua bán lại (Repo)
a) Khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực, ghi:
Nợ TK 111,112 (số
tiền theo giá bán)
Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
b) Định kỳ, bên bán phân bổ số chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trái
phiếu Chính phủ của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ vào chi phí, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí
tài chính (đơn vị khác công ty chứng khoán)
Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
(thời
gian phân bổ phù hợp với thời gian của hợp đồng).
c) Khi kết thúc thời hạn
hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, công ty nhận lại chứng khoán và
thanh toán tiền ghi trong hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, ghi:
Nợ TK 171 - Giao dịch
mua bán lại trái phiếu Chính phủ
Có TK 111,112 (theo giá mua lại ghi trong hợp đồng).
d) Khi bên mua thanh toán cho bên
bán số coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn
hợp đồng, bên bán ghi:
Nợ
các TK 111,112,138
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (đơn vị khác
công ty
chứng khoán) (số coupon của trái phiếu).
3.2. Kế toán đối với bên mua trái
phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại (Repo)
a) Khi hợp đồng có hiệu lực, căn cứ vào chứng từ xuất tiền và các
chứng từ khác, ghi:
Nợ TK 171 - Giao dịch
mua bán lại trái phiếu Chính phủ
Có TK 111, 112 (số tiền phải trả theo giá mua).
b) Định kỳ, bên mua phân bổ
số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ của hợp đồng mua
bán lại trái phiếu Chính phủ vào doanh thu, ghi:
Nợ TK 171 - Giao dịch
mua bán lại trái phiếu Chính phủ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (đơn vị khác
công ty
chứng khoán)
(phân bổ theo thời gian của hợp đồng).
c) Khi nhận được coupon của trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm
trong thời hạn hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111,112, ...
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
d) Khi kết thúc thời hạn của hợp đồng
ghi:
Nợ
các TK 111,112,138
Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
Đồng thời thực hiện các thủ tục
thanh toán lại số coupon của trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm
trong thời hạn hợp đồng mà bên mua nhận hộ, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả,
phải nộp khác
Có TK 111,112...
Điều 34.
Nguyên tắc kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản dở dang
1.
Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang
phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp
luật hiện hành.
2.
Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mòn một
cách phù hợp theo nguyên tắc:
-
Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
-
Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí hình
thành TSCĐ đó.
3.
Kế toán phân loại TSCĐ và BĐSĐT theo mục đích sử dụng. Trường hợp một tài sản
được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm văn
phòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện
ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục
đích sử dụng.
-
Trường hợp một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho một mục đích cụ
thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kế toán căn cứ
vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ tài sản theo bộ phận trọng yếu
đó;
-
Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tài sản thì
kế toán được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định của các
Chuẩn mực kế toán có liên quan.
4. Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm
thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải
xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị
hợp lý. Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận
là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì ghi nhận là hàng tồn kho. Nguyên
giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá
trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
5.
Kế toán TSCĐ, BĐSĐT và chi phí đầu tư XDCB liên quan đến ngoại tệ được thực
hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ
giá hối đoái.
No comments:
Post a Comment